Được tạo bởi Blogger.
RSS

Bệnh mùa hè và cách phòng bệnh cho trẻ sơ sinh

Thời tiết mùa hè nóng ẩm là cơ hộ cho các vi khuẩn phát triển, là thời cơ để các dịch bệnh hoành hành. Trẻ em và nhất là trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn yếu sẽ là nạn nhân chính của những bệnh mùa hè này. Vậy nên cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè tốt nhất là bố mẹ cần biết những bệnh mùa hè và cách phòng bệnh cho trẻ sơ sinh, con không bệnh thì mới nhanh lớn, phát triển tốt hơn.

Bệnh mùa hè

cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè
Các bệnh về đường hô hấp: mùa hè thời tiết nóng nực, không khí ngột ngạt trẻ sơ sinh sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhẹ thì ho, sổ mũi và sốt, nếu nặng thì trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi. 
Rối loạn tiêu hoá: trẻ sơ sinh nếu bú sữa mẹ thì nguy cơ bị rối loạn tiêu hoá ít hơn trẻ uống sữa công thức, bởi sữa mẹ có thể thay đổi để phù hợp với trẻ, một lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ để các mẹ nhất là những mẹ sắp sinh con trong mùa hè này. Nếu trẻ uống sữa công thức thì nguy cơ bị rối loạn tiêu hoá sẽ cao hơn, thời tiết mùa hè có thể làm hỏng sữa công thức của trẻ.
cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè
Say nắng: Các mẹ đừng chủ quan cho rằng không cho trẻ sơ sinh ra ngoài thì trẻ không bị say nắng nhé. Nhiệt độ môi trường quá cao cũng có thể dẫn đến việc trẻ bị say nắng, chính nhiệt độ cao sẽ làm giãn mạch máu não, tăng thêm áp lực sọ dẫn đến hôn mê, nôn mửa, thậm chí là co giật não.
Sốt: Mùa hè, không chỉ trẻ sơ sinh mà cả trẻ nhỏ cũng hay bị sốt không rõ nguyên nhân. Khi không được bù nước, chất điện giải, thân nhiệt cao sẽ dẫn đến hiện tượng co giật, hôn mê, thậm chí là có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
Các bệnh ngoài da: Đây là bệnh phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè, việc trẻ ra mồ hôi nhiều nhưng không kịp thoát, gây tắc lỗ chân lông dẫn đến viêm da, nổi những mụn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt việc bố mẹ dùng tã lót cho trẻ sơ sinh hàng ngày cũng dẫn đến việc trẻ bị hăm tã, viêm da.

Cách phòng bệnh

cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè
Đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh
Trong những ngày hè sử dụng điều hoà hoặc quạt đúng cách, không để gió thổi thẳng cho trẻ.
Nếu trong nhà có người bị bệnh không nên cho tiếp xúc với trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ để củng cố sức đề kháng và hoàn thiện hệ miễn dịch cho trẻ.
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ để phát hiện những hiện tượng bất thường
Không nên cho trẻ sơ sinh dùng tã cả ngày, cứ 4 tiếng thì thay tã một lần

Mùa hè đang đến gần, bố mẹ hãy chuẩn bị những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè thật tốt nhé. 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thiếu sản tuyến vú khiến mẹ không đủ sữa nuôi con

Hiện nay theo điều tra có rất nhiều trường hợp thiếu sản tuyến vú khiến mẹ không đủ sữa nuôi con, khiến nhiều trẻ không nhận được đầy đủ những lợi ích của sữa mẹ. Cũng chính vì thế mà lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ không được phát huy một cách hiệu quả. Vậy nguyên của thiếu sản tuyến vú hay còn gọi là không sản xuất được sữa là gì?
Thiếu sản tuyến vú con 2 dạng thiếu sữa tiên phát và thiếu sữa thứ phát

Thiếu sữa tiên phát

Hiện nay có đến 5% phụ nữ không đủ sữa cho con bú, không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho con mà phải dùng đến sữa công thức.
Nguyên nhân khiến mẹ bị thiếu sữa tiên phát:
Chẩn đoán sau sinh không chính xác khiến mẹ bị sót rau thai
Phẫu thuật vú như nâng ngực, thu nhỏ ngực, đặc biệt nếu mẹ đã từng sử dụng thủ thuật rạch quanh quầng vú
Từng phải cắt bỏ khối u ở vú
Có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng và cao huyết áp.

Thiếu sữa thứ phát

loi ich cua nuoi con bang sua me
So với thiếu sữa tiên phát thì thiếu sữa thứ phát xảy ra nhiều và phổ biến hơn. Thời gian đầu mẹ vẫn có sữa cho con bú nhưng thời gian về sau xuất hiện các trở ngại khiến cho việc cho con bú trở nên khó khăn hơn, nguyên nhân có thể do mẹ hoặc do con. Thiếu sữa thứ phát nếu nhận biết kịp thời và có những biện pháp phòng tránh thì không cần lo lắng quá nhiều.

Nguyên nhân thiếu sữa thứ phát do mẹ:
Thời kì hậu sản không được xử lý kĩ dẫn đến cương tức tuyến vú
Cho con bú những không hiệu quả và không thường xuyên
Núm vú đau
Mẹ với con không được gần nhau
Khẩu phần ăn hàng ngày không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể mẹ
Nguyên nhân thiếu sữa thứ phát do con
Con bị nhẹ cân hoặc sinh non
Trẻ bị dị tật bẩm sinh ở miệng
Trẻ có bệnh về tim mạch hoặc đường hô hấp
Trẻ không hay bú mẹ, ngủ nhiều hơn 5 đến 6 giờ về đêm
Trẻ bị vàng da
Sử dụng núm vú quá nhiều
Cho trẻ uống thêm sữa công thức hoặc nước đường nhiều

"Các mẹ chăm sóc gia đình hẳn là ngày nào cũng đau đầu không biết là hôm nay nên nấu món ăn gì cho cả nhà. Tuy nhiên các mẹ sẽ còn vất vả hơn khi đứa con bé bỏng của mình bước vào giai đoạn ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Sẽ là những câu hỏi như nên chọn món ăn cho bé 6 tháng tuổi nào đây, món ăn ấy bé có ăn được không, có tốt không hay hôm nay nên đổi món ăn nào cho mới lạ đây. Tất cả những nỗi lo ấy cũng vì tình yêu thương mẹ dành cho con thôi."

Biên pháp khắc phục tình trạng thiếu sữa mẹ

loi ich cua nuoi con bang sua me
Cho con bú sữa mẹ đúng cách từ tư thế bú cho con bú đến cách cho con ngậm vú mẹ.
Mỗi ngày cho trẻ bú ít nhất từ 10 đến 20 lần
Nếu trẻ không bú mẹ thì nên vắt sữa mẹ ra cho con uống
Cho trẻ bú đều 2 bên
Trẻ không bú hết cữ bú thì nên vắt sữa còn lại bảo quản cho trẻ để khi trẻ đói có thể cho trẻ uống ngay. Việc này không chỉ kích thích việc tiết sữa ra được nhiều hơn mà còn giúp trẻ hấp thụ được những chất béo chỉ có trong những đợt sữa cuối.

Nỗi sợ hãi nhất của các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ là không có đủ sữa nuôi con, vậy nên nếu có ý định nuôi con bằng sữa mẹ thì các mẹ nên có những biện pháp phòng tránh thiếu sản tuyến vú để đảm bảo nguồn sữa cho con nhé.

>>>>>Có thể bạn muốn biết:  Những điều mẹ cần biết khi sinh con mùa hè

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

5 bệnh ngoài da thường gặp ở các bé sơ sinh vào mùa hè

Những em bé mới sinh thường có làn da rất nhạy cảm với môi trường, nếu các mẹ sinh con vào những ngày hè nắng nóng mà không chăm sóc bé sơ sinh mùa hè đúng cách sẽ rất dễ làm bé mắc phải những bệnh ngoài da như: rôm sẩy, hăm tã, Ezcema,...

Hăm tã

chăm sóc bé sơ sinh mùa hè

Hầu hết trong các gia đình hiện nay đều cho các bé sơ sinh dùng bỉm tã nên trong những ngày hè khả năng bị hăm tã là không thể tránh khỏi. Các vết hăm này hay xuất hiện ở những vùng mặc tã cho bé, ở cổ, bẹn, đùi, gây cảm giác khó chịu cho bé, khiến bé quấy khóc nhiều hơn, hay cảm giác đau khi mẹ thay bỉm tã cho bé.

Do vùng da mặc tã của bé bị ẩm ướt trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có trong nước tiểu của bé phát triển, hình thành nên các vết hăm. Nếu bé nhà bạn bị hăm tã thì hàng ngày mỗi lần thay tã mẹ nên rửa sạch vùng da bị hăm bằng nước ấm. sau đó thoa phấn rôm lên vùng da bị hăm của bé.

Rôm sẩy

chăm sóc bé sơ sinh mùa hè

Phải nói đây là một bệnh quá phổ biến trong những ngày hè nhiệt độ cao, do tuyến mồ hôi của bé bị bịt kín gây tắc nghẽn mồ hôi làm hình thành nên những mụn nước. Biểu hiện của bệnh rôm sẩy là trên người bé sẽ nổi nhiều nốt đỏ, cứng nhiều nhất là ở lưng. Gây cảm giác cực kì khó chịu, ngứa ngáy đặc biệt là lúc mồ hôi của bé thấm vào những nốt đỏ đó, xót đâu nên có thể bé sẽ quấy khóc nhiều hơn.
Khi bé bị rôm sẩy, mẹ nên tắm cho bé bằng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc dùng thuốc tím đã pha loãng, sau khi tắm xong có thể thoa phấn rôm lên những khoảng bị rôm của bé. Những bé được nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể không bổ sung thêm nước nhưng đối với những bé uống sữa công thức thì mẹ nên cho bé bổ sung thêm nước. Các mẹ cho con bú cũng nên giữ cho cơ thể mình mát mẻ thì mới giúp cơ thể con mát được, cũng tăng sức đề kháng cho con, giúp con giảm được việc bị rôm sẩy.…Trong thời gian cho con bú sữa mẹ cũng có thể làm bé đỡ quấy khóc hơn, làm bé quên đi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Viêm da

chăm sóc bé sơ sinh mùa hè

Các bé sơ sinh đều có làn da nhạy cảm nên phản ứng khá mạnh khi môi trường thay đổi, vào những ngày hè nắng gắt có thể làm trẻ bị viêm da. Biểu hiện là trên da bé xuất hiện những vết mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân, nặng có thể dẫn tới việc trẻ bị sốt.

Việc viêm da này không chỉ xảy ra vào mùa hè, mà kể cả mùa đông trẻ cũng dễ bị viêm da. Có hơn 90% bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh là do sự tấn công của các vi khuẩn từ bên ngoài. Để tránh cho bé bị viêm da thì các mẹ cần vệ sinh cho bé hàng ngày đặc biệt là những ngày hè khi bé ra mồ hôi nhiều, giữ cho da của bé luôn được thoáng mát, thông thoáng.

Bệnh Ezcema

Bệnh ezcema thì thường bị là do yếu tố di truyền ví như trong nhà đã từng có người bị bệnh này, ngoài ra cũng có thể do chất liệu quần áo của bé, xà phòng cũng có thể là yếu tố gây bệnh. Những bé được nuôi bằng sữa mẹ mắc bệnh này thì có thể do thói quen ăn uống của mẹ không khoa học dẫn đến việc bé bị dị ứng. Lúc này mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình nếu không bạn càng cho con bú sẽ càng làm cho con bệnh nặng thêm.
Khi bé mắc bệnh eczema thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị. Tốt nhất là nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, các mẹ không nên tự chữa theo mẹo, có thể ảnh hưởng sau này đến trẻ.
Tốt nhất là trong những ngày hè thì mẹ nên vệ sinh thân thể hàng ngày cho bé, không dùng nước lạnh hay nóng, nên dùng nước ấm để tắm cho bé.

Mụn nhọt

chăm sóc bé sơ sinh mùa hè

Một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ trong những ngày hè phải kể đến đó là mụn nhọt, mà ngay cả người lớn chúng ta cũng có thể bị.
Để tránh việc bị mụn nhọt thì mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát, có khả năng thấm mồ hôi như chất liệu cotton. Cho bé bú sữa mẹ cũng là cách để làm mát cơ thể trẻ hoặc bổ sung thêm nước cho trẻ.
Đối với những trẻ lớn hơn thì mẹ có thể cho bé uống những loại nước hoa quả có tính mát, bổ sung thêm rau xanh vào trong thực đơn hàng ngày của trẻ.

>>>>Có thể bạn muốn biết: Nhắc mẹ 4 bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Những điều mẹ cần biết khi sinh con mùa hè

Sinh con trong những ngày hè khi thời tiết cao, mẹ cần chú ý gì để con được khoẻ mạnh. Dưới đây là 5 cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè mà mẹ cần biết.

Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ

cach cham soc tre so sinh vao mua he

Điều đầu tiên mẹ cần làm mỗi ngày là kiểm tra thâm nhiệt cho trẻ, mẹ có thể kiểm tra bằng cách luồn tay vào bên trong quần áo của trẻ hoặc sờ vào gáy của trẻ. Nếu cả thấy âm ấm thì tốt, việc chỉ sờ chân tay bé sẽ không xác định được chính xác thân nhiệt của trẻ, bởi chân tay luôn lanh hơn so với các bộ phận khác.

Chú ý việc ăn mặc của bé

cach cham soc tre so sinh vao mua he

Thông thường với trẻ sơ sinh thì chỉ cần nhiều hơn một lớp quần áo so với người lớn, ví dụ như người lớn mặc áo phông thì trẻ 1 lớp áo lót và áo phông là đủ. Trong những ngày nắng nóng trẻ cũng như người lớn cần ít quần áo hơn, mẹ nên cho trẻ mặc những loại quần áo có chất liệu cotton dễ thấm mồ hôi, dễ thở và thoải mái.

Tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Ngay cả người lớn cũng cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nên trẻ sơ sinh với là da nhạy cảm càng phải cẩn thận hơn. Khi đưa trẻ ra ngoài, mẹ nên che khăn mỏng cho bé, nếu cho bé ngồi trong xe đẩy thì đặt thêm miếng chống nắng trên đầu xe. Chỉ nên cho trẻ ở khu vực râm mát, có bóng cây.

Bổ sung nước cho trẻ sơ sinh

cach cham soc tre so sinh vao mua he


Đối với trẻ sơ sinh vẫn đang được nuoi con bang sua me, thì hãy cho trẻ bú cả lớp sữa đầu để giúp trẻ tránh khát và lớp sữa sau để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn không cần bổ sung thêm nước nào khác nhưng để phòng tránh mất nước thì mẹ cần cho trẻ bú ngắn và thường xuyên hơn. Đối với những trẻ bú bình thì thỉnh thoảng bổ sung thêm cho trẻ một thìa nước lọc.

Đảm bảo giấc ngủ của trẻ

cach cham soc tre so sinh vao mua he

Những ngày hè nắng nóng bé sẽ khó có thể ngủ ngon do đổ mồ hôi nhiều. Hãy giữ cho phòng ngủ của bé luôn được thoáng mát nhưng phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng phù hợp với trẻ. Nên cho trẻ ngủ trên chiếu hoặc nôi được làm từ mây đan mà không cần thêm đệm mút. Có thể sử dụng loại quạt nhỏ dành riêng cho trẻ.

Để có thể chăm sóc con thật tốt, các mẹ nên chuẩn bị những kiến thức nhất định trong việc chăm sóc con. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp ích cho các mẹ.

>>>>>Xem thêm bài viết: Mùa hè nhưng trẻ lại dễ bị cảm lạnh

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Có thể bạn chưa biết: bỉm của trẻ em có thể được dùng để trồng nấm



Mới đây, tại Mexico, để giảm tải lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường cũng như tái sử dụng lượng rác thải này, các nhà khoa học đã phát minh ra sáng kiến dùng bỉm của trẻ em sau khi đã qua sử dụng để trồng nấm, nghe có vẻ hơi lạ lẫm, hãy cũng tìm hiểu xem các nhà khoa học đã làm như thế nào nhé!

Một trong những thành phần cấu tạo nên bỉm của trẻ em là cellulose, mà những cây nấm lại sinh trưởng nhờ chính những cellulose này.

Bạn có biết một đứa trẻ từ lúc được sinh ra đến lúc bé có thể tự đi vệ sinh được sẽ dùng bao nhiêu chiếc bỉm hay không, gần 8000 chiếc- một con số không hề nhỏ. Như thế hàng ngày sẽ có hàng nghìn những chiếc bỉm trẻ em đã qua sử dụng được thải ra bên ngoài môi trường. Để giảm áp lực cho môi trường thì việc dùng những chiếc bỉm đã qua sử dụng để trồng nấm sẽ rất hữu hiệu.

Tuy nhiên trong những chiếc bỉm của bé sẽ không chỉ có những cellulose mà sẽ còn những thành phần rất khó tiêu huỷ như: polypropylene và polyethylene nên quá trình để tái chế những chiếc bỉm để trồng nấm sẽ mất khá nhiều công đoạn.
trồng nấm từ bỉm của bé


Những chiếc bỉm của bé đã qua sử dụng sẽ được các nhà khoa học thu thập về sau đó sẽ cho vào nồi hấp thì tiệt trùng. Trải qua quá trình tiệt trùng những chiếc bỉm sẽ được trộn thêm những thành phần tốt cho quá trình sinh trưởng của nấm. Việc tiếp theo sẽ là rắc những hạt giống nấm vào trong những chiếc bỉm đó và đặt vào túi.

Đặt những túi đó vào trong bóng tối trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Hết thời gian sẽ mang những túi nấm đó ra tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và sau 3 tháng bạn sẽ thu được nấm và những chiếc bỉm của bé sẽ phân huỷ được đến 80%.

Việc đưa nấm được trồng từ những chiếc bỉm bẩn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn do tâm lý e ngại của người tiêu dùng về độ sạch và an toàn của loại nấm này. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những loại nấm này hoàn toàn đáp ứng các tiều chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ không hề khác với các loại nấm thông thường. Việc trồng nấm theo cách này không những gia tăng kinh tế mà còn giúp còn giúp giảm thiểu ô nhiễm mối trường.

Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều những phát minh đem lại hiệu quả môi trường và nâng cao kinh tế.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Mẹo tránh hăm da cho bé

Thêm chú thích

Bố mẹ nào cũng muốn chăm sóc con một cách tốt nht và con bị hăm da là điều không một ai muốn cả. Không phải cứ dùng bỉm (tã) cho bé thì bé sẽ bị hăm da, bố mẹ có thể phòng hăm da cho bé theo các thực hiện các biện pháp sau:

  1. Cho bé dùng những loại bỉm có độ thấm hút cao, thoáng khí, đảm bảo cho da bé luôn được khô thoáng. Mẹ nên mua những sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, được các chuyên gia khuyên dùng.
  2. Mỗi lần thay bỉm (tã) cho bé mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ẩm, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Chú ý: Mẹ không nên dùng các loại khăn ướt, do những loại khăn này có thể chứa cồn gây kích ứng da cho bé.
  3. Thường xuyên thay bỉm (tã) cho bé, không nên để đầy mới thay, nhất là sau khi bé đi ị nên thay luôn để đảm bảo vệ sinh.
  4. Để chống hăm hiệu quả hơn thì trước khi mặc bỉm (tã) cho bé mẹ nên bôi thuốc chống hăm hay còn gọi là phấn rôm trẻ em.

Để bé không bị hăm da rất đơn giản, chỉ cần bố mẹ để ý hơn trong việc chăm sóc con thì không có gì phải lo lắng cả. Hầu hết các loại bỉm (tã) trên thị trường đều được thiết kế đảm bảo khả năng chống hăm hiệu quả, đặc biệt là bỉm Bobby vi tinh chất trà xanh được kiểm chứng khả năng chống hăm hiệu quả


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cùng tìm hiểu hai loại bỉm hot nhất hiện nay- bỉm Merries và bỉm Bobby

Hiện nay trên thị trường, loại bỉm được nhiều bà mẹ tin dùng và đánh giá cao là bỉm Merries và bỉm Bobby. Tại sao hai loại bỉm này lại được ưa thích đến vậy, hãy cùng Shop Trẻ Thơ tìm hiểu nhé!

Bỉm Merries


Gồm 2 loại bỉm dán và bỉm quần, được thiết kế với đầy đủ các size (S, M, L,…) cho bé. Bỉm với công nghệ hạt thấm đảm bảo khả năng thấm hút cực nhanh, các dịch lỏng được hút sâu vào bỉm tạo cảm giác khô thoáng cho bé. Bỉm còn được thiết kế siêu mỏng giúp bé thoải mái vận động, không bị nặng mông. Bỉm có thành phần chống hăm tự nhiên bảo vệ bé trước những vi khuẩn gây hại, bảo vệ sức khoẻ của bé.
Bỉm Merries sản xuất trong nước còn có b mặt lưới với nhiều lỗ thông khí giúp bề mặt da bé luôn khô thoáng.

Bỉm Bobby


Được biết đến là một thương hiệu bỉm của Nhật, bỉm Bobby được các mẹ yêu thích sử dụng không chỉ với những chất lượng được đảm bảo mà giá thành lại phải chăng, hợp với túi tiền các các gia đình. Bỉm được thiết kế với bề mặt làm từ lụa, lõi bằng bông và mặt đáy bằng vải, giúp thấm hút nhanh, tạo cảm giác khô thoáng, không bị bí, rất phù hợp cho làn da nhạy cảm của bé.
Bỉm với tinh chất trà xanh không những giúp chống hăm mà còn giúp khử mùi hiệu quả.  được thiết kế mỏng và mềm mại giúp bé thoải mái vui chơi.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thay tã dán Bobby cho bé với 4 bước đơn giản

Thay tã cho bé là công việc hàng ngày mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải làm nhưng không phải mẹ nào cũng thực hiện chính xác việc này hay có thể hoàn thành một cách nhanh chóng. Sau đây là 4 bước đơn giản giúp mẹ thay tã dán Bobby cho bé một cách chính xác, đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho bé.

Bước 1: Lấy một miếng tã dán Bobby mới.

Mẹ chuẩn bị một chiếc tã mới có size phù hợp với cân nặng của bé.

Xé dọc hai bên để mở miếng tã dán ra

Bước 2: Loại bỏ tã cũ

Để loại bỏ tã cũ, mẹ nhẹ nhàng nâng chân con lên, từ từ kéo tã cũ ra ngoài.
Sau khi kéo tã cũ ra mẹ nên dùng khăn ấm để vệ sinh cho bé.

Bước 3: Thay tã dán Bobby mới

Mẹ đặt tay lên vách chống tràn , kéo tã lên ngang với rốn của bé, đảm bảo tã che hết mông của bé.
Chú ý: Khi thay tã cho bé trai mẹ nên để một khoảng trống cho bộ phận sinh dục

Bước 4: Dán tã


Bước cuối cùng mẹ cần làm chính là tháo miếng dán trên tã Bobby và dán đúng vào vị trí đã quy định, đảm bảo cho bỉm vừa vặn với bé, không bị bung ra.
Thay tã cho bé cũng không quá khó phải không các mẹ, đặc biệt việc dùng tã dán Bobby còn rất thuận tiện cho các ông bố, các bố có thể đọc qua các bước trên để giúp đỡ các mẹ trong việc chăm con nhé.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bobby và những điều có thể bạn chưa biết

Bobby được đánh giá là một trong những thương hiệu bỉm (tã) phổ biến nhất, được hầu hết các bà mẹ Việt Nam tin dùng. Bobby có chất lượng tốt, an toàn với bé mà giá cả lại hợp với túi tiền của các mẹ. Có mặt ở hầu hết các cửa hàng trên toàn quốc, rất dễ dàng để các mẹ có thể mua bỉm (tã)  Bobby cho bé yêu nhà mình, bỉm (tã) Bobby cũng được thiết kế nhiều dạng khác nhau, đủ loại cho các mẹ lựa chọn. Vậy các mẹ đã biết hết các sản phẩm của Bobby chưa, nếu chưa thì cùng tìm hiểu nhé!
Bobby có 2 dạng bỉm và tã, mỗi dạng này lại gồm nhiều loại khác nhau

Bobby dạng bỉm:


Bỉm Bobby thường: được làm từ thành phần tự nhiên giúp cho da bé luôn khô ráo, không gây kích ứng da và khả năng chống thấm hiệu quả. Ngoài ra, bỉm còn có tinh chất trà xanh giúp khử mùi và chống hăm cực tốt.
Bỉm Bobby dán: bỉm dùng các băng keo dính dán hai bên, giúp chống trào dịch lỏng hiệu quả, thường được dùng trong 6 tháng đầu đời của bé.
Bỉm Bobby quần: bỉm được thiết kế giống như chiếc quần nhỏ của bé vậy, thu quần rộng, đàn hồi tốt giúp mẹ có thể dễ dàng mặc cho bé, bé thoải mái vận động không lo vướng víu.

Bobby dạng tã:


Tã Bobby dán: với tã dán Bobby mẹ không phải mất nhiều thời gian để thay tã cho con nữa, mẹ chỉ cần vệ sinh da bé rồi cho bé mặc tã, tã dùng một lần nên rất tiện lợi
Tã quần Bobby: là sản phẩm cải tiến nhằm mang lại sự thoải mái hơn cho bé, tã quần Bobby nổi bật hơn dạng bỉm là đai hông vừa vặn, mềm mại mang lại cảm giác thoải mái cho bé; bên cạnh đó, tã còn có 2 lõi bông thấm hút đem lại hiệu quả thấm hút cao, tạo sự khô thoáng cho làn da của bé.

Shop Trẻ Thơ cung cấp tất cả các loại bỉm Bobby, các mẹ quan tâm có thể ghé thăm.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

“Cai” bỉm cho con


Khó khăn không khác việc cai sữa, việc cai bỉm cho con cũng khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Thói quen dùng bỉm thường xuyên đã khiến bé yêu của bạn không ý thức được việc đi vệ sinh nên khi không dùng bỉm nữa có thể khiến bé tè dầm, ban ngày bạn có thể thường xuyên để ý đến con nhưng ban đêm khi ngủ bạn không kiểm soát được thì rất có thể sáng hôm sau có thể chăn gối của bé đã ướt đẫm nước tiểu rồi. Vậy làm thế nào để cai bỉm cho con đây?
  1. Các mẹ nên tập thói quen khi muốn đi vệ sinh thì bé phải gọi người lớn, hoặc tự đi vệ sinh.
  2. Nếu bé mới bắt đầu cai bỉm, các mẹ nên chịu khó xi bé đi tè, tạo sự chủ động, khiến bé có ý thức hơn trong việc đi vệ sinh.
  3. Ban đêm khi ngủ rất khó kiểm soát việc đi vệ sinh của bé, mấy ngày đầu các mẹ nên chịu khó để ý khi nào bé cựa quậy là lúc đó bé buồn tè và dậy xi luôn. Chỉ mất mấy ngày đầu sau đó bé sẽ đi vệ sinh ít và có ý thực hơn
  4. Buổi tối trước khi đi ngủ nên cho bé uống ít nước.
  5. Các mẹ cũng không nên cho bé cai bỉm quá sớm, thường thì từ 2 tuổi trở đi mẹ mới nên cai bỉm hoàn toàn cho bé. Nếu nhỏ quá sẽ rất khó hình thành ý thức đi vệ sinh cho bé.

Cũng giống như cai sữa vậy, cai bỉm cho bé không phải là điều dễ dàng gì, s mất nhiều thời gian cho bố mẹ nên cần sự kiên trì, nản quá mà lại cho bé dùng bỉm là hỏng ngay. Các mẹ sẽ vất vả trong thời gian đầu, sau này bé tự đi vệ sinh được thì không còn lo gì nữa.

Trên đây là một số lưu ý giúp các mẹ cai bỉm cho con một cách hiệu quả, chúc các mẹ thành công.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Dùng bỉm cho bé nam khiến bé bị vô sinh?

Hiện nay xuất hiện nhiều luồng ý kiến cho rằng dùng bỉm cho bé nam sẽ khiến bé bị vô sinh, gây hoang mang lo lắng cho các mẹ đang dùng bỉm cho con, sự thật có đúng như vậy không?

Theo bác sỹ Tô Minh Hương hiện nay đang là phó giám đốc bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết: không có bất kì cơ sở khoa học nào khẳng định rằng dùng bỉm cho bé nam sẽ khiến bé bị vô sinh, thời điểm mà bé dùng bỉm thì cơ quan sinh dục bé chưa phát triển. Bộ phận sinh dục của bé phát triển và bắt đầu có tinh trùng khi bé bước vào độ tuổi dậy thì thường trong giai đoạn từ 13 đến 14 tuổi mà bé dùng bỉm trong thời gian 2 đầu đời khi đó bộ phận sinh dục mới chỉ có chức năng vệ sinh mà thôi.

Mặc dù vậy, theo khuyến cáo của bác sỹ thì các mẹ không nên cho bé dùng bỉm cả ngày 24/24, dùng bỉm nhiều cũng có thể gây nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục của bé, nước tiểu tích tụ lâu có thể gây viêm nhiễm bàng quang. Các mẹ nên chú ý lúc không cần thiết có thể tháo bỉm cho bé, khi thay bỉm cho bé mẹ nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và lau khô.

Trên thị trường có rất nhiều loại bỉm tốt cho bé, được các chuyên gia y tế khuyên dùng, các mẹ có thể tham khảo, sử dụng cho bé yêu của mình. Tốt nhất các mẹ nên chọn những sản phẩm của các nhãn hàng có uy tín để được đảm bảo về chất lượng như: bỉm Bobby, bỉm Pampers, bỉm Goon,… Nếu bé đã quen dùng một loại bỉm nào đó mẹ nên dùng loại đó không nên thường xuyên thay đổi.

Để tìm các loại bỉm chất lượng , tốt cho bé các mẹ có thể ghé thăm Shop Trẻ Thơ, tại đây có đầy đủ các loại bỉm của các hãng nổi tiếng được nhiều người tin dùng.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Liệu đóng bỉm cho bé nhiều có phải là nguyên nhân làm chân bé bị vòng kiềng?


Nhiều mẹ rất lo lắng việc đóng bỉm cho bé nhiều ngay từ lúc bé sinh ra sẽ làm cho chân bé bị vòng kiềng, nhất là các bé gái sẽ bị mất dáng. Điều đó làm cho nhiều bà mẹ không dám dùng bỉm cho con, vậy có phải chân bé bị vòng kiềng là do là đóng nhiều bỉm.
Theo ý kiến của các chuyên gia việc dùng bỉm cho bé ngay từ những tháng đầu đời không làm chân bé bị vòng kiềng, bé bị vòng kiềng chủ yếu do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và cách nuôi con của bố m

Một số nguyên nhân có thể khiến chân bé bị vòng kiềng:
  1. Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến việc chân bé bị vòng kiềng đó là cơ thể bé bị thiếu vitamin D khiến bé bị còi xương.
  2. Bố mẹ cho bé tập đi, tập đứng quá sớm khi chân bé chưa chịu được sức nặng của cơ thể.
  3. Bé đã đến tuổi tập đi, tập đứng nhưng do cân nặng quá tải nên đôi chân vẫn chưa chịu được sức nặng của cơ thể.
  4. Cách chăm sóc con của bố mẹ chưa tốt: con còn bé đã thường xuyên cắp nách, cõng con trên lưng.

Một số phương pháp phòng tránh chân vòng kiềng cho bé:

  1. Bổ sung Vitamin D cho bé: trong sữa mẹ có chứa đầy đủ Vitamin có lợi cho bé nên cho bé bú sữa mẹ đủ trong 6 tháng đầu đời, thường xuyên cho trẻ tắm nắng, ăn rau quả bổ sung đầy đủ vitamin.
  2. Thường xuyên nắn tay nắn chân cho bé: bố mẹ nên bỏ thời gian thường xuyên nắn tay nắn chân cho bé, vừa có thể giúp chân tay bé lưu thông máu vừa có thể giúp bé tránh được việc chân bị vòng kiềng.
  3. Không nên nóng vội cho bé tập đi sớm: bố mẹ nên để cho bé tập đứng, tập đi một cách tự nhiên, không nên bắt bé tập đi quá sớm sẽ làm cho chân bé yếu đi khi phải chịu sức nặng của cơ thể quá sớm.


Trên đây là một số nguyên nhân khiến chân bé bị vòng kiềng và cách phòng tránh, các mẹ có thể yên tâm rằng dùng bỉm cho bé không hề gây vòng kiềng, các mẹ chỉ cần chú ý dinh dưỡng và cách chăm sóc con thì sẽ không có gì phải lo lắng cả. Chúc các mẹ và bé luôn mạnh khoẻ.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

“Bị hăm” khi dùng bỉm cho bé


Hầu như mẹ nào cũng biết khi dùng bỉm cho bé sẽ có kh năng bị hăm nhưng không phải mẹ nào cũng biết chính xác bị hăm là như thế nào. Dưới đây là một số dấu hiệu bị hăm thường gặp ở trẻ, các mẹ có thể chú ý để có biện pháp chữa trị kịp thời cho bé.

1.      Nếu bé của bạn bú sữa mẹ thì hiện tượng “bị hăm” thường xảy ra khi bé bước vào tuổi ăn dặm; nếu bé chỉ bú bình thì dấu hiệu của “bị hăm” là da hậu môn bị viêm.

2.      Ở những vùng da không có nếp gấp của bé bị đỏ tấy, phồng rộp

3.      Bé bị viêm da, có hai loại viên da:
+ Viêm da Seborrhoeic, biểu hiện: trên đầu bé xuất hiện những vùng ban đỏ có lần vảy vàng, sau đó lan xuống các bộ phận khác và vùng da quấn bỉm cho bé.
+ Viêm da Candida, biểu hiện: xuất hiện các mảng da có màu đỏ tươi lấm tấm ở bụng và đùi. Nếu mẹ cho bé dùng kháng sinh thì hiện tượng này sẽ phát triển mạnh hơn, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

4.      Bé bị chốc lở, có hai loại chốc lở thường xuất hiện ở ngực, đùi và một số bộ phận khác của bé.
+  Xuất hiện khoảng da bị bỏng rộp, có thể có kèm lớp vảy mỏng màu vàng nâu
+  Không xuất hiện khoảng da bị bỏng rộp với khoảng da đỏ đóng vảy màu vàng.

5.      Da bé do sự trà sát với mặt bỉm gây ra viêm da, xảy ra ở nếp gấp ở đùi, quanh mông, bụng dưới. Tại những nơi đó,  có thể rỉ ra nước màu vàng trắng, làm bé bị đau rát và khó đi tiêu và có nguy cơ bị kích ứng. Trước khi thay bỉm mới cho con mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và lau khô, thường xuyên thay bỉm cho bé, không nên để đến khi bỉm bị đầy mới thay.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bỉm có thể giúp chống hăm tốt cho bé, trong đó bỉm Bobby được các mẹ đánh giá cao về khả năng chống hăm hiệu quả với tinh chất trà xanh, khử mùi tốt. Bạn có thể tham khảo các loại bỉm Bobby tại Shop Trẻ Thơ.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bật mí bí quyết chọn bỉm tốt cho bé


Làm thế nào để chọn bỉm phù hợp cho bé luôn là câu hỏi khó đối với các bà mẹ, phải chọn bỉm có chất lượng tốt, chống hăm và tạo cho bé cảm giác thoải mái nhất. Hôm nay Shop Trẻ Thơ sẽ bật mí có các mẹ bí quyết chọn bỉm tốt cho bé.

1.      Bỉm phải có nguồn gốc rõ ràng

-        Các mẹ nên chọn bỉm có nguồn gốc rõ ràng, các sản phẩm đã được các chuyên gia y tế công nhận.
-         Tốt nhất là bỉm được sản xuất đạt chuẩn  GMP.
-      Đối với đồ dùng cho con, các mẹ không nên ham rẻ, mua sản phẩm không rõ xuất xứ, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức kho của bé.

2.      Bỉm có chức năng diệt khuẩn, chống hăm

-       Mẹ nên chọn bỉm có sử dụng công nghệ Nano Bạc có tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ sức khoẻ cho bạn.
-         Bỉm có tinh chất trà xanh sẽ giúp chống hăm, khử mùi cho bé.

3.      Bỉm thấm hút hiệu quả và có khả năng chống thấm ngược

-         Các mẹ nên dùng mẫu thử để so sánh độ thấm hút của các loại bỉm.
-         Bỉm có sử dụng công nghệ hạt siêu thấm, giúp thấm hút cực nhanh và chống thấm ngược

4.      Mặt đáy thoáng khí

-         Mẹ không nên dùng bỉm có mặt đáy nylon, sẽ rất bí
-         Nên dùng bỉm có mặt đáy thoáng khí, biết thở.

5.      Bỉm có size vừa vặn với bé

-         Bỉm tốt cho bé phải là bỉm vừa với bé, bỉm rộng sẽ dễ bị tràn, bỉm chật sẽ gây khó chịu, dễ bị hăm cho bé.
Khi mua bỉm mẹ nên chú ý size trên bao bì, chọn loại phù hợp với cân nặng của bé.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bỉm của bé - những thú vị không phải mẹ nào cũng biết


Hiện nay việc dùng bỉm cho bé đã không còn là điều xa lạ đối các mẹ, dùng bỉm vừa cho bé cảm giác thoải mái vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ trong việc giặt giũ, mẹ sẽ có nhiều thời gian bên con hơn. Tuy nhiên có những điều thú vị bên chiếc bỉm của bé mà không phải mẹ nào cũng biết.

1.      Bỉm của bé và những con số

-         Một chiếc bỉm bình thường sẽ có thể chứa được 4- 5 lần đi vệ sinh của bé.
-         Thời gian để mẹ phải thay bỉm mới cho bé là 4- 5 tiếng.
-         Trong một ngày bé dùng trung bình 5- 6 chiếc bỉm.
-      Trong năm đầu đời bé dùng trung bình 1000 chiếc bỉm và từ lúc sinh ra đến lúc không cần dùng bỉm nữa, bé sẽ dùng đến 3800 chiếc bỉm.

2.      Bỉm như thế nào là an toàn cho bé

-          Lõi thấm của bỉm chứa bông và hạt siêu thấm, đảm bảo độ thấm hút của bỉm.
-       Các hoạ tiết in trên bỉm của bé được sử dụng bằng chất tạo màu an toàn cho sức kho và da của bé.
-         Dây lưng được thiết kế co giãn, đàn hồi tốt.

3.      Bỉm như thế nào là lý tưởng cho bé

-         Đầu tiên phải là bỉm có lớp thấm hút tốt, hiệu quả.
-         Bỉm của bé phải có chất liệu mềm mịn, phù hợp với làn da của bé.
-       Bỉm sử dụng công nghệ nano, có khả năng chống hăm hiệu quả, tiêu diệt vi khuẩn, vi rút có hại cho bé.
-         Bỉm phải được thiết kế ôm sát với bé, dây lưng phải mềm mại không gây vết hằn lên da bé.

-         Tạo cho bé cảm giác thoải mái nhất, không làm bé khó chịu, bé có thể thoải mái vui chơi.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS